NHỮNG ĐIỂM PHẢI THAM QUAN KHI LẦN ĐẦU ĐẾN SÀI GÒN - TPHCM

Nội dung:

1. Cột cờ Thủ Ngữ
2. Bến Nhà Rồng
3. Dinh Độc Lập
4. Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt
5. Thảo Cầm Viên Sài Gòn
6. Công viên văn hóa Đầm Sen
7. Landmark 81
8. Khu di tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi
9. Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ


1. Cột cờ Thủ Ngữ
Cột cờ Thủ Ngữ ở Bến Bạch Đằng do người Pháp xây dựng vào năm 1865 tại ngã ba kênh Bến Nghé giáp sông Sài Gòn, đối diện Bến Nhà Rồng. Cột cờ Thủ Ngữ là cột mốc cho tàu bè ra vào luồng lạch xác định đã đến khu vực Sài Gòn - Gia Định. Đến Sài Gòn mà chưa chụp hình cột mốc lịch sử cột cờ Thủ Ngữ thì coi như chưa đến Sài Gòn!



2. Bến Nhà Rồng
Bến Nhà Rồng, tên chính thức là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, là tên gọi thông dụng để chỉ cụm di tích kiến trúc - bảo tàng nằm bên sông Sài Gòn, thuộc quận 4 (Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây từng là trụ sở của hãng vận tải Messageries maritimes tại Sài Gòn từ năm 1864 đến năm 1955. Tuy nhiên, địa danh này được biết đến nhiều do tại đây có cụm di tích kiến trúc đánh dấu sự kiện ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (sau này được biết với tên gọi Hồ Chí Minh) đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville làm phụ bếp để có điều kiện sang châu Âu, mở đầu hành trình cách mạng của mình. Do đó, từ 1975, cụm di tích kiến trúc của thương cảng Nhà Rồng đã được Nhà nước Việt Nam xây dựng lại thành khu lưu niệm Hồ Chí Minh, và ngày 5 tháng 6 được chọn là Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ở Việt Nam.



3. Dinh Độc Lập
Được gọi là Dinh Thống Đốc Nam Kỳ, khởi công xây dựng vào năm 1863 trên nền dinh cũ bằng gỗ - theo bản thiết kế của kiến trúc sư Hermite. Sau khi xây dựng xong vào năm 1871, được đặt tên là Dinh Norodom. Dành cho Thống Đốc Nam Kỳ, các quan Toàn Quyền ở và làm việc.
Kể từ năm 1954 được giao lại cho Thủ tướng Ngô Đình Diệm - sau là Tổng thống ở và làm việc. Dinh bị đánh bom năm 1962 và được san bằng để xây dựng lại theo thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.
Dinh được khánh thành vào năm 1966 do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chủ trì - ông đã sống và làm việc ở đây đến năm 1975.
Sau năm 1975 được giao lại cho Văn Phòng Chính Phủ quản lý, và trở thành một điểm du lịch nổi tiếng mang ý nghĩa lịch sử của TP.HCM.



4. Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt
Di tích nghệ thuật quốc gia Lăng Lê Văn Duyệt mang kiến trúc cung đình Huế giữa Sài Gòn, được xây từ 1848 và được xây thêm nhiều năm sau với cấu trúc khu lăng xây dựng trên một trục đường chính.
Từ cổng tam quan ở phía nam (đường Vũ Tùng) vào qua một khu vườn cảnh là 3 phần chính: nhà bia nơi đặt bia đá ghi công đức, mộ tả quân và vợ (có bình phong và tường bao quanh) và miếu thờ gồm tiền điện, trung điện và chính điện.
Hằng năm, tại lăng đều có tổ chức lễ giỗ Lê Văn Duyệt long trọng, vào các ngày 29 hoặc 30-7, mồng 1 và 2-8 âm lịch


5. Thảo Cầm Viên
Thảo Cầm Viên Sài Gòn được xây dựng vào năm 1864 trên khu đất hoang rộng khoảng 12 ha phía hạ lưu kênh Nhiêu Lộc -Thị Nghè và được mở rộng lên 33 ha vào năm 1924. Có 2 cổng vào nằm ở số 2B đường Nguyễn Bỉnh Khiêm và số 1 đường Nguyễn Thị Minh Khai Q1 Tp HCM. Trong Thảo Cầm Viên còn có 2 công trình kiến trúc đặc sắc, đó là Đền thờ Vua Hùng được xây dựng năm 1926 và Bảo tàng Lịch sừ Tp Hồ Chí Minh


6. Công viên văn hóa Đầm Sen
Toàn công viên trải dài trên một diện tích rộng gồm 30 khu vực trò chơi giải trí. Trong đó HỒ THIÊN NGA được xem như hồ nước lớn nhất tại TPHCM với diện tích hơn 8 ha.
Băng Đăng: Một hòn non bộ cao 22m với nhiều thác ghềnh, hang động mà tầng hang động lớn nhất được bố trí thành thủy cung với đủ các loài cá nhiều màu
Sân khấu Laser Nhạc Nước: là một loại hình nghệ thuật độc đáo, hiện đại, duy nhất tại Việt Nam mà các kỹ sư Đầm Sen đã học được từ mô hình nhạc nước ở đảo Sentosa (Singapore)



7. Landmark 81
The Landmark 81 (Vincom Landmark 81) là một tòa nhà chọc trời trong tổ hợp dự án Vinhomes Central Park, một dự án có tổng mức đầu tư 40.000 tỷ đồng, do Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Tân Liên Phát thuộc Vingroup làm chủ đầu tư. Tòa tháp cao 81 tầng (với 3 tầng hầm), hiện tại là tòa nhà cao nhất Việt Nam, cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 14 thế giới từ tháng 7 năm 2018



8. Khu di tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi
Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng tây-bắc. Hệ thống này được quân kháng chiến Việt Minh và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam.
Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất, dài khoảng 250 km và có các hệ thống thông hơi tại vị trí các bụi cây. Địa đạo Củ Chi được xây dựng ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh, trên vùng đất được mệnh danh là "đất thép" để ca ngợi ý chí phòng thủ kiên cường của quân dân nơi đây. Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, quân Giải phóng miền Nam đã xuất phát từ hệ thống địa đạo này để tấn công vào Sài Gòn.



9. Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
Với hệ sinh thái đa dạng của rừng ngập mặn, Cần Giờ được tổ chức UNESCO công nhận là rừng sinh quyển thế giới từ năm 2000. Với Khu du lịch Vàm Sát, Khu du lịch Dần Xây và Du thuyền Rừng Sác sẽ giúp các bạn có thể cân bằng lại cuộc sống. Từ Cần Giờ các bạn có thể đi phà sang TP. Vũng Tàu để du ngoạn.




-------------
[1] Tổng hợp địa điểm tham quan du lịch Sài Gòn - TPHCM: https://diadiemthamquandulichsaigontphcm.blogspot.com
[2] Landing Page Sài Gòn - TPHCM:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét